CAMBODIA HỒI KÝ - NGƯỜI CHỊ CẢ

Cuối những năm 2018 khi vừa qua Camdodia không lâu, Tony vào một nhánh thuộc một tập đoàn của chủ Phúc Kiến. Đó cũng là nơi mà Tony về sau được gặp được sống cùng rất nhiều những con người dễ thương, mộc mạc, chất phát và cực kỳ chân thành. Dù người Việt chiếm phần lớn công ty nhưng giữa chúng tớ không có sự ganh ghét hay tị nạnh nhau. Cái sự yêu thương đùm bọc và hỗ trợ nhau trong công việc cũng như cuộc sống mà Tony đã và đang cố gắng duy trì tới bây giờ, phần nhiều được truyền cảm hứng từ người chị cả của công ty. Chị có cái tên khá ngộ nghĩnh “ Chim nhỏ – 小鸟”.

Người phụ nữ với thân hình nhỏ thó, cả thế giới gom lại bằng cô gái cao chưa tới 1m55. Khuôn mặt ưa nhìn nhưng khắc khoải. Có gì đó là dư vị cuộc sống đọng lại trên ánh mắt luôn trĩu nặng nỗi sầu không tên. Chị ấy có lẽ vào trước Tony khoảng dăm hôm, lúc đầu vào là làm nhập khoản. Tony là làm bên mkt vốn dĩ chả liên quan gì nhau và Tony cũng không ấn tượng gì với chị ấy lắm lúc đầu. Chỉ biết là à có người Việt làm cùng mình, vậy thôi. Thực ra là thời đầu Tony khá là cô độc, làm một mình, vui một mình với khách chứ không quan tâm lắm xung quanh như nào cho đến khi anh chủ công ty ép mình qua làm liên quan tới dòng tiền nội bộ của công ty.

Lúc mới qua cũng chân ướt chân ráo thôi nhưng nhìn bà chị ấy không có thì giờ mà ăn cơm uống nước, đến đi vệ sinh cũng phải ù té nhanh chóng về làm vì bận quá là bận trong khi bọn bản địa người Cam nó ngồi chơi cũng không giúp. Cũng là lúc Tony thấy mình phải làm điều gì đó để giúp đỡ. Thực ra cũng chả có gì nhiều chỉ là vài thủ thuật excel, phím tắt và chút kinh nghiệm làm hậu đài. Nhưng một phần nào đó giúp bà chị từ bận tối mặt tối mũi đến vừa ngồi vừa chơi còn buôn chuyện cười đùa được. Lúc đầu bọn Cam nó ghét hai chị em lắm cho đến khi Jane vào và một loạt người Việt vào oanh tạc làm tụi nó hãi hùng và phải thỏa hiệp với dân Việt Nam.Cũng là lí do vì sao mà Tony được thăng hạng nhanh vậy.

Quay lại chuyện bà chị, lúc Tony vào cũng có chút rắc rối với người Cam người Mã vì trước giờ dân Việt bị đì nhiều quá mà tính mình thấy vậy ức á. Ta âm thầm tìm cách giúp người Việt học nhanh, nắm vững nghiệp vụ và tăng chất lượng làm người Việt được trọng dụng hơn. Nhưng lúc ý mình vẫn có chút không ưng đội kia thì bà chị cũng khuyên bảo mình khá nhiều. Dù sao cũng là cùng công ty, lại nữa là lương mình cao hơn họ chút xíu và quan trọng là em với vai trò là quản lý em phải để nhân viên thu về một mối làm vậy mới được, chứ chia rẽ thì không nên. Cũng vì những chia sẻ này mà bà chị nghiễm nhiên thành một trong những người bạn thân thiết với Tony.

Sau khi chị em thân thiết rồi mới biết bà chị số khổ như thế nào. Hồi xưa ở Việt Nam đi làm rồi kiếm tiền có thu nhập và cũng ổn. Khổ cái lấy phải anh chồng cờ bạc thuốc lá thuốc lào rồi rượu chè gái gú tứ đổ tường không thiếu món nào. Hai người họ từ lúc có một cô con gái chung thì cũng từ đây đời chị đi vào ngõ tối. Bầu bì vượt mặt và chị phải ở nhà chăm con nên thu nhập rất ư là bấp bênh. Người ta nói hoạn nạn gặp chân tình, từ hồi này mới lộ cái bản chất ham chơi, muốn được vợ cung phụng nuôi dưỡng như mẹ nuôi con của lão chồng. Hết cữ là  con nhỏ thế phải gửi bà ngoại chăm nom để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, làm đủ việc vì việc cũ người ta có người thay nên không quay lại được. Vất vả đi kiếm tiền xuôi ngược thì luôn bị lão chồng nghi ngờ là cặp bồ với sếp, rồi bị theo dõi từng bước đi giờ về, cấm cản các mối quan hệ xã hội. Tệ nhất là mỗi lúc uống say hắn lại tảng cho vài nhát, không thì thụi cho thâm tím mặt mày. Con gái bị trầm cảm vì bố đánh mẹ như cơm bữa. Tony vẫn nhớ lần đó ace ngồi làm vài vại bia và bà chị trải lòng, ôm mặt khóc nức nở. Tony sợ nhìn thấy phụ nữ khóc, nó ám ảnh mãi đó!

Con giun xéo lắm cũng quằn, bị đánh đập, bị xỉ vả, bị chồng đi khắp nơi nói là đồ đàn bà lăng loàn mất nết, chỉ đi cặp với thằng này thằng nọ, cái đồ đàn bà không đẻ được con trai, không có phúc đức tiết hạnh gì. Những thứ tồi tệ nhất xấu xí nhất thì anh chồng gán hết cho vợ cho ba mẹ vợ, nhưng kinh khủng nhất là tiền nhậu nợ nần quán xá vẫn vợ trả vì anh ta không xin được cha mẹ nữa thì quay sang hành vợ. Không nghề không nghiệp lại nghiện bia rượu thì đúng là kinh khủng tởm rồi.  

Cuối cùng để trốn tránh hiện tại thối nát đó. Chị quyết định bỏ lại tất cả, bỏ lại tình thương với đứa con gái bé bỏng để ông bà ngoại nuôi, bỏ lại công việc và bạn bè ở Việt Nam để tìm chỗ tránh bão, tìm chỗ nương thân. Một phần là thu nhập tốt hơn một phần là để tránh cái quả tạ mang tên chồng. Chị ấy đi sang làm với vốn tiếng Trung gọi là bập văn bẹ, nói không ai hiểu nhưng vẫn quyết đi. Khó khăn chồng chất, bị ép buộc phải rời khỏi tổ ấm gia đình đi tha hương cầu thực. Nhưng bên trong người phụ nữ nhỏ bé đó luôn là tinh thần vượt khó, phấn đấu hết mình. Tony còn nhớ những lúc đầu chỉ chị ấy cách dùng hàm excel, rồi cách đối biểu sao cho chuẩn chỉ nhanh gọn, Tony bao lần la bả thậm chí vò đầu bứt tóc vì cứ dạy một đằng làm một nẻo và hay quên nữa. Nhưng bà chị không bao giờ để bụng, luôn luôn là “em ơi, tí rảnh chỉ chị tiếp nha”, “em ơi, não chị phèn lắm, cái này chị quên rồi em chỉ lại chị tí nhé”. Tony có rất nhiều học trò và một trong những người cầu tiến toàn diện, chăm chỉ và tỉ mỉ thì chị ấy thứ hai không ai là chủ nhật.

Cái bối cảnh học vấn hay năng lực tiếp thu nó chỉ là một phần thôi. Cái quan trọng là bà chị ấy rất ham học, muốn biết những thứ mới có giá trị và cái điều đặc biệt là sẵn sàng chia sẻ những gì mình học được cho người khác. Điểm này luôn được Tony đánh giá rất cao, vì Tony hay Jane hay những người học cao hiểu rộng tài giỏi trong xã hội mà Tony quen biết họ đều như vậy. Sẵn sàng chia sẻ kiến thức cho người khác. “Họ” luôn quan điểm rằng kiến thức như một ngọn nến, nếu bạn thắp sáng cho những ngọn nến khác, cả căn phòng sẽ sáng rực mà ánh sáng ban đầu của bạn cũng không hề suy giảm. Một đạo lý đơn giản ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được.

Tầm gần giữa năm 2019 thì chị ấy quyết định xin nghỉ phép về Việt Nam ly hôn ông chồng vô dụng kia và giành quyền nuôi con. Cũng cất được căn nhà khá khang trang cho ba mẹ cùng sống. Lúc chị quay lại, ánh mắt buồn rầu hồi xưa không còn nữa mà thay vào là một khuôn mặt rạng rỡ, nụ cười không thấy ánh mặt trời. Chị ấy vẫn giúp đỡ những đàn em mới vào, vẫn hoàn thành tốt công việc và vẫn luôn sống với thái độ vui vẻ lạc quan. Điều mà Tony rất hâm mộ vì thế mà Tony học hỏi được rất nhiều thứ khác như sự lạc quan, sự cầu tiến, sự chăm chỉ và đặc biết là không khuất phục khó khăn từ người chị này.

Cái tên chim nhỏ mà chị ấy lựa về sau Tony chỉ dám đoán rằng, ý nghĩa sau đó là cánh chim luôn mơ ước được tự do bay lượn, dù là mưa giông bão táp hay nắng hạn khô cằn, vẫn bay vẫn kiếm sống và vẫn chăm lo cho tổ ấm của mình. Cái điều mà bất cứ chú chim nào ra đời đều phấn đấu đều mong mỏi. Cách biệt khá lâu từ khi nghỉ ở công ty cũ. Tony không liên hệ với hầu hết mọi người nhưng hôm rồi nói chuyện với Jane rồi nói chuyện với những người bạn cũ. Mình lại như sống lại một chút quá khứ hào hùng. Cuộc sống xung quanh mình, dù là ai bất kỳ học vấn hay tầng lớp nào, chỉ cần mình dùng trái tim đi cảm nhận, mình luôn học được những bài học quý giá từ họ.

Hãy mở lòng đi các bạn. Những gì nhận lại còn hơn những gì đã cho đi!

By Tony Dun (@tonydun88)

Liên hệ tìm việc: 
FB: Tony Dun
TG: @tonydun88